Tìm hiểu về ứng dụng phần mềm trên Điện thoại di động.
(Sưu tầm)
JAVA MIDP
From Anhgolden Blog! |
Ứng dụng Java rất ít thấy trên các máy tính để bàn, tuy nhiên, ứng dụng Java lại rất phổ biến trên các thiết bị cầm tay (bao gồm điện thoai di động). Với bản chất trung tính, Java tỏ ra đặc biệt rất hữu hiệu khi trở thành nền tảng ứng dụng di động mà không phụ thuộc vào phần cứng thiết bị (chạy được trên nhiều loại máy khác nhau).
Nền tảng Java nhỏ gọn dùng cho thiết bị cầm tay được gọi là J2ME (Java 2 Micro Edition). Với điện thoại di động, J2ME chủ yếu gồm 2 cấp: cấp dưới gọi là CLDC (Connected Limited Device Configuration), cấp trên gọi là MIDP (Mobile Information Device Profile). Người lập trình ứng dụng Java trên điện thoại di động thường sử dụng ở cấp cao (MIDP) vì có đầy đủ các tiện nghi và các ứng dụng Java MIDP được gọi là MIDlet.
Công cụ phát triển:
Hai công cụ phát triển cơ bản:
- Java 2 SDK, Standard Edition, v.1.4.1
- J2ME Wireless Toolkit 2.0
Lưu ý: Cần cài đặt Java 2 SDK trước, sau đó J2ME Wireless Toolkit (bản thân công cụ này được viết bằng Java).
Một số ứng dựng Java cho ĐTDĐ
Từ điển Anh - Việt 1.1 (60KB)
Ưu điểm: nhỏ, đơn giản, hiển thị tiếng Việt, cho phép liệt kê danh sách từ liên quan.
Nhược điểm: phần diễn giải đơn giản
Từ điển Anh - Việt; Việt - Anh 265K từ (11Mb)
Ưu điểm: đầy đủ của 1 bộ từ điển.
Nhược: load hơi chậm.
Lịch Dương lịch - Âm lịch (21Kb)
BREW
From Tu lieu |
Công cụ phát triển
BREW SDK là bộ công cụ cho phép phát triển các ứng dụng trên nền tảng BREW với ngôn ngữ C/C++. Bộ công cụ này cung cấp đầy đủ các chức năng như mạng, đồ họa, âm thanh, văn bản hay bất cứ thứ gì mà người lập trình có thể tưởng tượng ra. Đi kèm với BREW SDK là một số công cụ hỗ trợ lập trình như: BREW Emulator, BREW Device Configurator, BREW MIF Editor, BREW Resource Editor.
- BREW Emulator là công cụ mô phỏng lại cách thức hoạt động của thiết bị cầm tay thực tế. Một ứng dụng khi đã biên dịch và chạy được trên thiết bị mô phỏng thì nó hoàn toàn có thể chạy được trên thiết bị thật.
- BREW Device Configurator là công cụ cho phép người lập trình tạo ra các Device profile cho chương trình mô phỏng. Mỗi profile chỉ ra kích thước màn hình, độ sâu bít màu, không gian nhớ và nhiều thuộc tính khác đặc trưng cho từng thiết bị khác nhau.
- BREW MIF Editor là công cụ tạo và chỉnh sửa file MIF (Module Information File). Các đặc tả của một ứng dụng BREW như kiểu ứng dụng, loại bảo mật và một số tiêu chí khác sẽ được mô tả trong file MIF. Mỗi ứng dụng đều cần file MIF để có thể chạy trên thiết bị thật hoặc mô phỏng.
- BREW Resource Editor là công cụ được sử dụng để tạo file tài nguyên. Một file tài nguyên là tập hợp các hình ảnh, chuỗi văn bản, thành phần giao diện đồ họa và các tài nguyên khác cần thiết cho một ứng dụng BREW.
Phiên bản BREW SDK có thể tải về miễn phí tại http://brewx.qualcomm.com/brew/sdk/download.jsp
No comments:
Post a Comment